!
Sử Nam ngời sáng tên người
Bao nhiêu giấy mực cho vừa chiến công..?
Bình Trọng khí phách ngút trời
Văn thao võ lược ngàn dời lưu danh
Vốn là dòng dõi Đế Vương
Sinh thời binh lửa giặc tàu xâm lăng
Tuốt gươm bảo vệ giang san
Trung Quân ái Quốc một lòng sắc son
Cho dù máu chảy đầu rơi
Bao nhiêu cám dỗ Nam Vương người thờ
Thiên Mạc khiếp vía quân thù
Vài ngàn Thánh Dực đón đầu giặc nguyên
Thành Nổi kiên cố người xây
không một viên gạch mà lản lòng thù
vài ngìn đấu trọi vạn quân
Thua trên thế thắng giặc nguyên phục người
Bao lời ngon ngọt dụ hàng
Không sao lay nổi lòng trung của người
Trước giờ sinh tử gần kề
Hiên ngang người nói những lời tâm can
''Ta thà làm ma nước Nam
Chứ đâu có thèm làm vương đất bắc''
Oai hùng đại tướng nước Nam
Ngàn năm sáng mãi đại danh Anh Hùng.
Trần Bình Trọng (1259 - 1285) là danh tướng thời Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai. Ông hy sinh khi chặn giặc ở bãi Thiên Mạc (thuộc địa phận huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ngày nay), được truy phong tước Bảo Nghĩa vương.
Có nguồn sử học viết rằng: Trần Bình Trọng là con của danh tướng Lê Tần (dòng dõi vua Lê Đại Hành). Ông sinh ra khi cuộc kháng chiến chống giặc Mông Cổ lần thứ nhất (1257-1258) vừa chấm dứt. Điều đó càng hun đúc, nuôi dưỡng chí khí của viên tướng trẻ.
Tháng 1 năm 1285, năm mươi vạn quân Nguyên - Mông do Trấn Nam vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt cầm đầu chia quân làm ba cánh tấn công xâm lược Đại Việt.
Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và hai vua Trần giao cho nhiệm vụ: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn.
Đã có nhiều ghi chép về trận đánh không cân sức này nhưng đây lại là chiến thắng then chốt đảm bảo cho bộ chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến là các vua Trần và Hưng Đạo Vương rút lui an toàn, bí mật, không để lại dấu vết và là một chiến công rất lớn.
Với sự chênh lệch quá lớn về quân số (vài nghìn so với chục vạn quân địch), Trần Bình Trọng đã sử dụng lối đánh cảm tử, chấp nhận hy sinh đến người lính cuối cùng nhưng đồng thời phải kéo dài được về mặt thời gian, gây lên sự khiếp đảm cho đại quân Nguyên - Mông khi nghĩ tới các chiến binh Đại Việt. Trận huyết chiến không cân sức của Trần Bình Trọng giữa trùng vây địch đã tỏ rõ khí phách của quân và dân Đại Việt, báo hiệu ngày tàn tất yếu cho đội quân xâm lược Nguyên - Mông. Ông đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, thương tích đầy mình và bị giặc bắt.
Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng giặc tìm mọi cách vừa dọa nạt, vừa dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất Bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời: Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
Đó là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, câu nói đã trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên - Mông buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (26-2-1285).
Trần Bình Trọng anh dũng hy sinh khi mới tròn 26 tuổi.
Sự hy sinh và đặc biệt là khí phách trước khi hy sinh của ông đã cho thấy hoài bão lớn nhất của ông là giết giặc báo quốc, để thấy rõ khí phách Đại Việt và hào khí Đông A trong trái tim nhiệt huyết của ông.
Có nguồn sử học viết rằng: Trần Bình Trọng là con của danh tướng Lê Tần (dòng dõi vua Lê Đại Hành). Ông sinh ra khi cuộc kháng chiến chống giặc Mông Cổ lần thứ nhất (1257-1258) vừa chấm dứt. Điều đó càng hun đúc, nuôi dưỡng chí khí của viên tướng trẻ.
Tháng 1 năm 1285, năm mươi vạn quân Nguyên - Mông do Trấn Nam vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt cầm đầu chia quân làm ba cánh tấn công xâm lược Đại Việt.
Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và hai vua Trần giao cho nhiệm vụ: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn.
Đã có nhiều ghi chép về trận đánh không cân sức này nhưng đây lại là chiến thắng then chốt đảm bảo cho bộ chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến là các vua Trần và Hưng Đạo Vương rút lui an toàn, bí mật, không để lại dấu vết và là một chiến công rất lớn.
Với sự chênh lệch quá lớn về quân số (vài nghìn so với chục vạn quân địch), Trần Bình Trọng đã sử dụng lối đánh cảm tử, chấp nhận hy sinh đến người lính cuối cùng nhưng đồng thời phải kéo dài được về mặt thời gian, gây lên sự khiếp đảm cho đại quân Nguyên - Mông khi nghĩ tới các chiến binh Đại Việt. Trận huyết chiến không cân sức của Trần Bình Trọng giữa trùng vây địch đã tỏ rõ khí phách của quân và dân Đại Việt, báo hiệu ngày tàn tất yếu cho đội quân xâm lược Nguyên - Mông. Ông đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, thương tích đầy mình và bị giặc bắt.
Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng giặc tìm mọi cách vừa dọa nạt, vừa dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất Bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời: Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
Đó là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, câu nói đã trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên - Mông buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (26-2-1285).
Trần Bình Trọng anh dũng hy sinh khi mới tròn 26 tuổi.
Sự hy sinh và đặc biệt là khí phách trước khi hy sinh của ông đã cho thấy hoài bão lớn nhất của ông là giết giặc báo quốc, để thấy rõ khí phách Đại Việt và hào khí Đông A trong trái tim nhiệt huyết của ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét